Van tuyến tính là một thiết bị được sử dụng ngày một nhiều trong công nghiệp. Để chọn mua một thiết bị van phù hợp với mục đích của bạn thì cần nắm rõ thông tin của nó ra sao? Hãy cùng KV247 đi tìm hiểu về nó nhé.

Van Tuyến Tính Là Gi?

Hiện nay, chúng ta vẫn thường thấy khái niệm van tuyến tính. Thực chất nó là một trong các van điều khiển tự động thông qua nhận được tín hiệu điều khiển tuyến tính từ các thiết bị khác gửi đến với điện áp 0v ~ 10v hoặc dòng điện từ 4 mA ~ 20mA. Từ đó nó có thể điều tiết lưu lượng chất sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Lưu chất có thể là khí nén, nước, hơi nóng… Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế mà một hệ thống sẽ yêu cầu một lưu chất nhất định để vẫn hành nên dùng van tuyên tính là phù hợp.

Việc điều tiết này nhờ vào van đóng mở tại những vị trí góc mở khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu hệ thống.

  • Nếu góc mở là 0 độ thì van sẽ đóng hoàn toàn lúc này ngăn không cho dòng lưu chất đi qua.
  • Nếu góc mở là 90 độ thì lúc này van mở hoản hoàn.
  • Van có thể mở các góc tuyến tính khác nhau 10, 20, 30, 45 độ …

Van tuyến tính giúp con người dễ dàng có được lưu chất đầu ra theo mong muốn, điều tiết lưu lượng sao cho đúng nhu cầu cảu hệ thống. Do yếu tố biến thiên liên tục nên người vận hành phải chú ý.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nên van tuyến tính được xếp vào những loại van có tính tự động hóa cao. Van rất linh hoạt, nhạy bén, bền bỉ, ít hỏng hóc. Do đó, van tuyến tính được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

Cấu Tạo Van Tuyến Tính

Van tuyến tính được chi thành 2 phần cơ bản

  • Bộ truyền động, bộ điều điều khiển tuyến tính: Nó có vai trò rất quan trọng, nếu nó hỏng thì chắc chắn van không vận hành được.
  • Thân van

Bộ Truyển Động Và Bộ Điều Khiển Tuyến Tính

Bộ chuyển động ở đây là một bộ xi lanh khí nén hoặc một motor điện (động cơ điện). Chúng sẽ được sử dụng để truyển đi 1 momen xoắn đến trục của van giúp van hoạt động.

Với những bộ truyền động bằng điện thì nó sẽ được thiết kế tích hợp thêm một bộ xử lý tín hiệu cường độ dòng điện 4 mA đến 20 mA hoặc 0 V đến 10 V để hỗ trợ hoạt động.

Đối với bộ truyền động bằng khí nén thì khác. Nếu muốn điều khiển tuyến tính thì nó sẽ cần gắn thêm bộ điều tiết khí nén (Positioner). Nhờ những bộ này mà nó điều tiết khí nén hiệu quả, để van có thể đóng mở theo góc mở yêu cầu.

Bộ điều tiết khí nén thì cũng được điều khiển bằng tín hiều điện có cường độ 4 mA đến 20 mA. Nhiệm vụ của nó là điều tiết luồng khí sao cho đủ để có thể đóng mở van theo đúng góc cài đặt trước.

Bộ Phận Thân Van

Trong công nghiệp các van bi, van cầu, van cổng, van bướm … đều có thể ứng dụng điều khiển tuyến tính.

Với ứng dụng chính xác thì nên dùng van cầu. Vì đây là một loại van quen thuộc và được sự dụng, bán rộng rãi. Chúng ta chọn van cầu vì nó không cần thêm một bộ điều khiển tuyến tính thì nó cũng có thể đảm bảo công việc và điều chỉnh rất tốt.

Nguyên Lý Động Van Điều Khiển Tuyến Tính

Van điều khiển tuyến tính nó được đóng mở một cách hoàn toàn tự động.

Thông Số Kỹ Thuật Của Van Tuyến Tính

  • Tên gọi: Van tuyến tính
  • Kích cỡ van: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300… DN1000.
  • Kiểu thân van: Van cầu, van bi, van bướm, van cổng, van dao.
  • Kiểu lắp: Lắp bích, lắp ren, hàn, đối với van bướm là wafer hoặc lug.
  • Đầu khí nén: Từ 0 bar – 8 bar.
  • Đóng mở: 10, 15, 20, 40, 45, 60, 90 độ.
  • Tín hiệu: 4-20mA, 0 – 10V.
  • Tiêu chuẩn van bích: JIS10k, BS, DIN, ANSI.
  • Đối với van điện thì là: 24v hoặc 220v.
  • Nhiệt độ làm việc: Từ -5 độ đến 300 độ C.
  • Áp lực làm việc: PN10. PN 16, PN 25, PN 40.
  • Môi trường làm việc: Nước, dung dịch, hóa chất, khí nén, hơi.

Phân Loại Van Điều Khiển Tuyến Tính

Dựa trên đặc điểm hoạt động mà người ta có thể chia van điều kiển tuyến tính thành 2 loại cơ bản:

  • Van tuyến tính khí nén
  • Van tuyến tính điện

Van Tuyến Tính Khí Nén

Van tuyến tính khí nén thân van là van bướm, van bi. Van có bộ điều tiết (Positioner) để hoạt động. Bộ phận này rất quan trọng vì nó giúp điều tiết lưu lượng dòng chảy với tốc độ chính xác.

Khi cấm nguồn điện áp vào bảng mạch điều khiển điện tử. Cảm biến áp, cảm biến nhiệt điều được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu.

Giá trị lưu lượng đi qua van được điều khiển trên màn hình Positioner hay nó đưa ra tín hiều đến phòng điều khiển để thông báo cho con người biết van đang đóng hay đang mở. Bộ điều tiết này chỉ dùng trong điều kiện áp lức khí nhỏ từ 3 – 8 bar. Nhưng trong hệ thống lớn, áp suất thì phải giảm áp trước khi đưa vào bộ điều tiết.

Van Tuyến Tính Điện

Van tuyến tính điện là van có thiết kế đơn giản hơn so với van khí nén tuyến tính. Do bộ điều khiển điện được tích hợp sẵn để nhận tín hiệu. Trên thân bộ điện có màn hình LCD hiển thị góc mở của van để chúng ta dễ dàng quan sát. Khi vận hành, người dùng có thể điều khiển trực tiếp nhờ vào những phím điều khiển được tích hợp trên thân của bộ truyền động điện.

Nguồn điện áp sử dụng cho van thường là 24v hoặc 220v. Những bộ điều khiển điện hiện đại thì được tích hợp thêm những bộ phận chống quá tải về nhiệt độ, áp suất. Từ đó, van những hoạt động ngay nếu gặp sự cố, vật cản trở.

Các Loại Van Điều Khiển Tuyến Tính Phổ Biến

Van Bướm

  • Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính: nhựa, thép, gang, inox
  • Van bướm điều khiển điện tuyến tính: nhựa, thép, gang, inox

Van Bi

  • Van bi điều khiển khí nén tuyến tính: nhựa, thép, gang, inox
  • Van bi điều khiển điện tuyến tính: nhựa, thép, gang, inox

Van Cầu

  • Van cầu điều khiển khí nén tuyến tính: Inox, thép, gang
  • Van cầu điều khiển điện tuyến tính: inox, thép, gang

Van Cổng

Van cổng là loại van khá quen thuộc với các kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc với máy móc công nghiệp hay hệ thống trong cong nghiệp. Nó cũng được chia làm 2 nhóm

  • Van cổng điều khiển khí nén tuyến tính: Gang, inox, thép
  • Van cổng điều khiển điện tuyến tính: Gang, inox, thép

Van Dao

  • Van dao điều khiển khí nén tuyến tính
  • Van dao điều khiển điện tuyến tính

Ưu Điểm Của Van Điều Khiển Tuyến Tính

  • Van điều khiển tự động, tiết kiệm nhân công
  • Van điều khiển tuyến tính có thể lắp đặt cho nhiều loại van công nghiệp như: van bi, van cầu, van bướm, van dao
  • Đóng mở ở nhiều góc độ khác nhau nên điều tiết dòng lưu chất trong hệ thống
  • Chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn và làm việc tốt trong nhiều môi trường: khí, hóa chất, hơi, dung dịch, nước …
  • Van kết nối với tủ điện để truyền tính hiệu hoạt động của van về tủ. Do đó con người kiểm soát hoạt động van tốt hơn
  • Kết cầu van giúp lắp đặt nhanh, bảo dưỡng, bảo trì thuận lợi.

Categorized in:

Khí Nén,